Em học lập trình với Kodu 1

Để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng dạy học Tin học trong nhà trường và theo tinh thần Công văn số 3539/BGDĐT-GDTH của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức dạy học môn Tin học và tổ chức hoạt động giáo dục Tin học cấp Tiểu học 2019 – 2020. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức biên soạn và xuất bản bộ sách tin học “Em học lập trình với KODU lớp 1, 2”  và giao Công ty chúng tôi là đơn vị phát hành duy nhất.

Bộ sách được biên soạn nhằm tổ chức dạy học theo chủ đề lập trình và đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn Tin học cấp Tiểu học hiện hành, đồng thời cũng phù hợp để sử dụng trong tổ chức hoạt động giáo dục tin học với nội dung lập trình, Robot, STEM,.. trong trường tiểu học và đây cũng là cơ hội để giúp các em học sinh lớp 1, 2 được làm quen với tin học.

Cấu trúc bài dạy:

Bộ sách em học với lập trình Kodu 1 và Kodu 2 dạy học cho học sinh lớp 1, 2 theo hình thức tự chọn 1 tiết/tuần. 

Cấu trúc mỗi bài gồm: khởi động; tìm tòi, khám phá; thực hành; ứng dụng mở rộng và cuối cùng là phần ghi nhớ. Qua từng bài ở mỗi cuốn sách các em sẽ được làm quen với cách sử dụng chuột, bàn phím, phần mềm lập trình không gian 3D, phần mềm lập trình kéo thả, các câu lệnh lập trình từ đơn giản đến phức tạp. Cuối mỗi lộ trình, tuỳ vào từng cuốn sách mà các em có thể làm được những trò chơi tương tác đơn giản, hữu ích.

Đối với lớp 1:

Ở lớp 1, các em làm quen với chương trình KODU để từ đó có thể tạo được những trò chơi đơn giản với các nhân vật trong các trò chơi ngộ nghĩnh và hấp dẫn. Các em sẽ có  cơ hội chọn lựa các nhân vật và điều khiển chúng cùng thực hiện các hoạt động vui chơi.

Học sinh được thực hiện những gì để phát triển năng lực khi sử dụng sách?

Với mỗi chủ đề, chúng tôi đưa ra một chuỗi hoạt động tự thực hành, nghiên cứu,… trên nền tảng thiết bị và công nghệ để học sinh tự hoàn thành chủ đề. Các chủ đề được xây dựng bám sát tiến trình học môn lập trình của các em.

Hy vọng rằng bộ sách này, sẽ hỗ trợ đắc lực cho các thầy cô và các em học sinh trên con đường tìm tòi, khám phá và sáng tạo trong bộ môn Tin học cấp Tiểu học.